Hồi
sức tim phổi là một quy trình cấp cứu bao gồm ép tim ngoài lồng ngực và hỗ trợ
hô hấp (thở miệng-miệng), có thể cứu sống trẻ bị ngừng tim hoặc ngừng thở. Khi
được thực hiện đúng cách, hồi sức tim phổi giúp cung cấp ôxy cho tim, não và các
cơ quan khác cho tới khi có sự giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc đến khi trẻ tỉnh
lại.
Ngừng
tim ngừng thở ở trẻ em thường là hậu quả của chấn thương mạnh, một số bệnh lý
hoặc bệnh tim bẩm sinh. Trẻ cũng có thể ngừng tim ngừng thở do đuối nước, ngạt
thở, giật điện, ngộ độc, sốc phản vệ... Các kiến thức về Hồi sức tim phổi sẽ đặc
biệt hữu ích cho cha mẹ trong trường hợp trẻ gặp nguy hiểm.
Những
thao tác cấp cứu cơ bản trong Hồi sức Tim phổi cho trẻ em
1
|
Bảo
đảm sự an toàn tại khu vực cấp cứu
-
Loại bỏ các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho trẻ và người cứu hộ, chẳng hạn
nếu trẻ bị điện giật thì tắt công tác, cắt cầu giao, tách trẻ ra khỏi nguồn
điện.
-
Nếu trẻ bị tai nạn trên đường giao thông đông đúc thì cẩn thận quan sát xe cộ
lưu thông.
| ||
2.
|
Kiểm
tra khả năng phản ứng của trẻ
-
Quan sát xem trẻ có mở mắt, phát ra âm thanh hay cử động chân tay
không.
-
Nếu bé không cử động hoặc không phát ra âm thanh, có thể đập nhẹ vào vai bé và
hỏi to: “Con có sao
không?”.
-
Với trẻ nhỏ, có thể xoa nhẹ vào người, đập vào gan bàn
chân.
-
Không lắc gọi trẻ để khỏi làm trầm trọng thêm chấn thương cột sống nếu
có.
| ||
A.
Nếu trẻ đáp ứng
(trả
lời hoặc động đậy)
-
Để yên trẻ trong tư thế ban đầu (nếu điều này không gây nguy hiểm).
-
Kiểm tra tình trạng của trẻ rồi tìm sự trợ giúp nếu cần.
-
Thường xuyên đánh giá lại tình
hình
|
B.
Nếu trẻ không đáp
ứng
-
Kêu to để được trợ giúp, nhờ ai đó gọi ngay xe cấp cứu
115.
-
Nếu trẻ đang nằm sấp úp mặt xuống đất thì lật ngửa trẻ, dùng tay đỡ sao cho đầu,
cổ và lưng nằm trên một trục thẳng.
-
Tiến hành mở đường thở.
| ||
3
|
Mở
đường
thở
Tắc
nghẽn đường thở có thể là nguyên nhân đầu tiên. Khi giải quyết được sự tắc nghẽn
này, trẻ có thể hồi phục mà không cần can thiệp gì thêm. Tiến hành mở thông
đường thở bằng thủ thuật ngửa đầu
và nâng cằm, trong khi vẫn giữ nguyên tư thế ban đầu của
trẻ.
| ||
A.
Trẻ <12 tháng
-
Bàn tay người cấp cứu đặt vào trán trẻ rồi từ từ đẩy ra
sau.
-
Giữ đầu trẻ ở tư thế trung gian, đầu và cổ thẳng hàng, không ngửa
đầu.
-
Cùng lúc, dùng một hoặc nhiều ngón tay của bàn tay còn lại giữ cằm của bé và đẩy
ra trước.
-
Đừng ấn mạnh vào mô mềm dưới cằm vì làm vậy có thể gây chẹn đường thở của
bé.
|
B.Trẻ
>12 tháng
-
Bàn tay người cấp cứu đặt vào trán trẻ rồi từ từ đẩy ra sau.
-
Giữ đầu trẻ ở tư thế ngả ra
sau.- Cùng lúc, dùng một hoặc nhiều ngón tay của bàn tay còn lại giữ cằm của bé và đẩy ra trước.
-
Đừng ấn mạnh vào mô mềm dưới cằm vì làm vậy có thể gây chẹn đường thở của
bé.
| ||
*Nếu
nghi ngờ có chấn thương cột sống thì không thực hiện thủ thuật ngửa đầu nâng
cằm mà thay bằng thủ
thuật ấn hàm.
Dùng 2 - 3 ngón tay đặt dưới góc hàm 2 bên và đẩy hàm ra phía trước. Để thuận lợi, người cứu hộ có thể đặt khuỷu tay mình lên mặt phẳng mà trẻ đang nằm. Đầu trẻ có thể nghiêng nhẹ về một bên. | |||
4
|
Kiểm
tra xem trẻ có thở bình thường
không
Trong
khi giữ cho đường thở được mở, người cấp cứu kề mặt lại gần mặt của trẻ, tai ở
trên mũi trẻ, má trên miệng trẻ và nhìn dọc theo lồng ngực trẻ trong vòng không
quá 10 giây. Quy trình Nhìn-Nghe-Cảm nhận:
| ||
5
|
A.
Nếu trẻ thở bình thường
-
Lật cho trẻ nằm nghiêng (tư thế an toàn).
-
Kiểm tra xem trẻ có tiếp tục thở
không.
|
B.
Nếu trẻ không thở hoặc thở không đều, thở không thường
xuyên
BẮT ĐẦU HỒI SỨC TIM
PHỔI
| |
HỒI SỨC TIM PHỔI
6.
|
Ấn
lồng ngực 30 lần, ấn mạnh và nhanh vào vùng giữa
ngực
Chuẩn
bị:
-
Nếu trẻ đang nằm nghiêng thì nhẹ nhàng đặt trẻ nằm ngửa, nên đặt trẻ trên mặt
phẳng
cứng.
-
Trường hợp nghi có chấn thương cổ hay đầu thì lật ngửa toàn bộ người trẻ cùng
một lúc (dùng tay đỡ sao cho đầu, cổ và lưng nằm trên một trục
thẳng).
-
Giữ đầu trẻ ở tư thế mở đường thở (mục 3).
Xác định vị trí ấn ngực:
-
Tất cả trẻ cần được ấn vào nửa dưới của xương ức.
-
Để tránh ép vào vùng bụng trên, hãy tìm vị trí nơi xương sườn tiếp giáp nhau ở
đường giữa (tại mỏm ức) rồi dịch lên trên một khoát ngón tay (bằng bề ngang một
ngón tay).
-
Hoặc có thể hình dung đường nối hai núm vú của trẻ:
với trẻ >1 tuổi thì ấn nơi giao nhau giữa đường này và đường giữa của ngực. với trẻ <1 tuổi thì ấn chệch về phía dưới đường nối hai núm vú 1 cm.
-
Ấn vào xương ức, ấn sâu ít nhất 1/3 độ dày lồng ngực (khoảng 4 cm ở trẻ <1
tuổi và 5 cm ở trẻ > 1 tuổi). Nhấc tay lên và nhanh chóng nhắc lại động tác
này với tốc độ 100
lần/phút.
| |||
|
Trẻ
<1
tuổi
- Ấn
lên xương ức bằng 2 đầu ngón tay, không dùng toàn bộ bàn tay hay cả hai bàn
tay.
- Bàn tay còn lại đặt lên trán trẻ, giữ đầu hơi ngả sau. - Ấn sâu 4 cm. |
Trẻ
>1
tuổi
-
Đặt toàn bộ gót mu bàn tay lên1/3 dưới của xương ức
.
-
Nâng các ngón tay lên để không gây áp lực lên xương
sườn.
-
Người cứu hộ giữ lưng thẳng phía trên ngực bệnh nhân, cánh tay duỗi thẳng, ấn
xương ức và ép xuống khoảng 5
cm.
-
Nếu trẻ to lớn hơn người cứu hộ thì nên dùng cả hai bàn tay của mình, các ngón
tay khóa vào nhau, tránh gây áp lực lên xương
sườn.
| ||
|
-
Ấn lồng ngực 30 lần, tần suất 100
lần/phút.
-
Sau mỗi lần ấn, để lồng ngực trở lại trạng thái bình thường rồi mới thực hiện
động tác ấn tiếp
theo.
-
Ấn nhanh và mạnh, tránh gián
đoạn.
-
Đếm nhanh mỗi khi bạn ấn xuống: “1,2,3… 28,29,30”.
- Kiểm tra xem trẻ đã thở lại chưa. | |||
7.
|
Thổi
ngạt 2 hơi
| |||
A.Trẻ
nhỏ
-
Giữ trẻ ở tư thế mở đường thở (đầu ở vị trí trung gian, cằm được nâng lên).
-
Nhẹ nhàng áp miệng bạn trùm lên miệng và mũi của bé, thổi ra trong vòng 1 giây,
đảm bảo là lồng ngực bé phồng
lên.
-
Giữ nguyên trẻ ở tư thế mở đường thở, ngẩng đầu lên quan sát, thấy lồng ngực trẻ
xẹp xuống khi hơi tràn ra
ngoài.
-
Lặp lại quy trình lần thứ
hai.
|
B.Trẻ
lớn
-
Giữ trẻ ở tư thế mở đường thở (ngả đầu, nâng cằm, miệng hơi
mở).
-
Bịt mũi trẻ bằng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay giữ
trán.
-
Nhẹ nhàng áp miệng bạn trùm lên mũi của trẻ, thổi ra trong vòng 1 giây, đảm bảo
lồng ngực của trẻ phồng
lên.
- Giữ nguyên trẻ ở tư thế mở đường thở, ngẩng đầu lên quan sát, thấy lồng ngực trẻ xẹp xuống khi hơi tràn ra ngoài.
-
Lặp lại quy trình lần thứ
hai.
| |||
*
Nếu lồng ngực không phồng lên khi thổi ngạt thì ngả đầu trẻ ra sau và thổi lại
một
hơi.
| ||||
8
|
Nhắc
lại quy trình ép ngực và thổi nếu trẻ vẫn chưa tự
thở
-
Ép 30 lần, thổi 2 lần (nếu có người giúp bạn thì ép 15 lần, thổi 2
lần).
Trường hợp bạn chỉ có một mình: + Nếu sau 2 phút cấp cứu (khoảng 5 chu kỳ ép tim và thổi ngạt) mà trẻ vẫn chưa có biểu hiện sinh tồn (chưa tự thở, không ho, không cử động) thì hãy gọi cấp cứu.
+
Tiếp tục quy trình hồi sức tim phổi cho tới khi trẻ có các dấu hiệu sinh tồn
hoặc khi xe cấp cứu
tới.
-
Nếu trẻ bắt đầu tự thở trở lại, hãy lật nghiêng trẻ về tư thế hồi sức, thường
xuyên quan sát hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho nhân viên y
tế.
|
Một
số khác biệt trong hướng dẫn cấp cứu cơ bản của các nước:
Ghi
chú:
- Khuyến cáo mới năm 2010 của Hội tim mạch Hoa Kỳ có thay đổi so với khuyến cáo năm 2005, loại bỏ phần mở đường thở và quy trình Nhìn- Nghe-Cảm nhận để tiết kiệm thời gian.
-
Trên thực tế, ngay các chuyên gia cũng khó xác định mạch ở trẻ nhỏ trong vòng
10 giây, vì vậy người cứu hộ không phải nhân viên y tế có thể bắt đầu thực hiện
ấn ngực và thổi ngạt ngay khi thấy nạn nhân không có các dấu hiệu sinh tồn
(không tự thở, không ho, không cử động).
Khuyến cáo này được cập nhật 5 năm một lần. |
BS Trần Thu
Thủy
EmoticonEmoticon