|
Các điểm nghe tim chính.
|
Khám
hệ tim mạch là một phần hết sức quan trọng trong thăm khám nhi khoa. Bài viết
này mô tả các kỹ thuật tiến hành đánh giá toàn diện hệ tim mạch của trẻ như khai
thác tiền sử, khám (nhìn - sờ - gõ -nghe) để đưa ra chẩn đoán chính xác.
A.
Tiền sử
Bệnh
hiện tại:
1.Sung huyết
phổi
- Thở nhanh
- Ho và khạc đờm
- Ho ra máu
- Nhiễm trùng phế quản phổi tái phát
2. Sung huyết hệ
thống
- Phù
- Tràn dịch màng bụng
- Đau ở vùng hạ sườn phải
- Vàng da
- Chán ăn
- Mất ngủ
3. Giảm cung lượng
tim
- Tới não: chóng mặt, nhìn mờ, NGẤT
- Tới thận: tiểu ít
- Tới cơ: dễ mệt, bước đi khập khiễng
4.Tím tái
- Khởi phát: Sớm à Chuyển gốc động mạch
Muộn à Tứ
chứng Fallot
- Tiến triển
- Thời gian
- Cơn tím thiếu oxy đi kèm = ↑ tím tái, kích thích, co giật
- Dấu hiệu "Ngồi xổm" (ngồi xổm làm giảm lượng shunt phải-trái --> giảm mức độ tím, khó thở hoặc cảm giác mệt xỉu do gắng sức)
5. Đánh trống ngực
6.
Tăng huyết áp
- Đau đầu
- Nhìn mờ
7.Sốt
8. Dấu hiệu liên quan
tới các hệ cơ quan
khác
B. Khám
tim
I.
Nhìn
1. Phồng vùng trước
tim
Trước
tim là vùng lồng ngực nằm phía trên tim, giữa KLS 2 và 6, nằm giữa đường cạnh ức
phải và đường vú
trái.
|
Vùng trước
tim
|
-
Nguyên nhân: phì đại tâm thất phải từ khi còn nhỏ.
|
Phồng
vùng trước tim kèm rãnh Harrison.
|
2.
Sẹo
- Sẹo mở xương ức chính diện
- Sẹo mở lồng ngực trước bên và sau bên
3.Tĩnh mạch
giãn
- Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, dòng chảy hướng từ trên xuống dưới
- Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ dưới, dòng chảy hướng từ dưới lên trên
4. Thay đổi sắc tố da
5. Mạch đập
II.Sờ
Kết
hợp với phương pháp Nhìn để xác nhận mạch đập, phát hiện rung miu và âm thanh sờ
thấy được.
1. Mỏm
tim
Bình
thường
- Sờ thấy ở KLS 4-5, trên đường giữa đòn trái.
- Đập nhẹ
Phì
đại tâm thất
phải
- Mỏm tim lệch ra ngoài và hếch lên cao
- Lan rộng ( > 1 KSL)
- Mỏm tim đập mạnh
Phì
đại tâm thất
trái
- Mỏm tim lệch ra ngoài và chúc xuống thấp
- Khu trú (1 KLS)
- Mỏm tim đập và dội mạnh liên tục hay tăng động
Tiếng
rung miu
- Tâm thu: hở van 2 lá
- Tâm trương: hẹp van 2 lá
2. Ổ van động mạch phổi
- Xác nhận mạch đập
- Sờ thấy tiếng tim thứ hai (T2) = dội tâm trương = tăng áp ĐM phổi
- Rung miu: tâm trương = hẹp van ĐM phổi hoặc còn ống động mạch (tiếng rung miu có thể liên tục)
3. Ổ van động mạch
chủ
- Xác nhận mạch đập
- Sờ thấy tiếng tim thứ hai (T2) = tăng huyết áp hệ thống
- Rung miu: tâm thu = hẹp van ĐM chủ, rung miu lan tới cổ.
4.
Cổ
Rung
miu:
- Lan từ vùng ổ động mạch chủ = hẹp van ĐM chủ
- Xuất phát từ chính động mạch cảnh = hở van ĐM chủ
5. Vùng thượng
vị
Tìm
mạch đập
6. Vùng cạnh ức
trái
- Xác nhận mạch đập = Phì đại tâm thất phải
- Rung miu tâm thu = Thông liên thất
Sau
khi hoàn thành việc Nhìn và Sờ, cần trả lời câu hỏi ‘Buồng tim nào bị phì
đại?’
III.
Gõ
Tiếng
gõ tim nghe đục, ngoại trừ vùng tim không bị phổi che.
Bờ trên gan
Đặt
ngón tay giữa dọc theo khoang liên sườn bắt đầu từ dưới xương đòn, gõ từ trên
xuống dưới cho đến lúc vừa tới vùng đục của gan, đó là bờ trên gan, bình thường
giới hạn đục của bờ trên gan ở mức liên sườn 5.
Bờ phải tim
- Bình thường, không thấy vùng đục bên phải xương ức
- Nếu có vùng đục à phì đại tâm nhĩ phải, tràn dịch màng tim
Phía ngoài mỏm tim
- Bình thường, không có vùng đục bên ngoài mỏm tim
- Vùng đục bên ngoài mỏm tim = tràn dịch màng tim
Vùng tim không bị phổi che
Vị
trí: KLS 4-5, giữa đường giữa và đường cạnh
ức.
- Bình thường, gõ đục (vùng tim không bị che bởi phổi)
- Tăng độ đục = phì đại tâm thất phải hay tràn dịch màng tim
- Vang = khí phế thũng hay tràn khí màng phổi.
IV.
Nghe
Tiếng
thổi
Mô
tả: Thời
gian, đặc
điểm, cường
độ, vị
trí, lan
tỏa
Tiếng tim
bình thường và bệnh lý
C. Chẩn đoán
-----------------------------------
Mẫu bệnh án: Bệnh thấp tim
Tiền
sử:
- Thông
tin cá nhân:
Bệnh nhân nữ, tên …., 9 tuổi, trú tại
….
- Lý
do đến khám: khó
thở.
- Bệnh
lần này:
Tình trạng bất thường bắt đầu từ khi 6 tuổi, bệnh nhân bị viêm khớp gối phải
(sưng, nóng, đau và không cử động được). 4 ngày sau, viêm khớp xuất hiện ở mắt
cá chân phải. Cháu bị sốt, 3 tuần trước đó từng bị viêm họng. Đã đi khám nhiều
lần, làm nhiều xét nghiệm và siêu âm tim. Sau khi được dùng thuốc, tình trạng
viêm khớp đã giảm, nhưng từ đó tới nay cháu vẫn phải tiêm penicilline 3 tuần một
lần. Nhập viên khi 7 1/2 tuổi vì khó thở và đánh trống ngực. Tình trạng này
không đi kèm sốt hay đau khớp. Bệnh nhân ra viện sau khi được điều trị và tình
trạng được cải thiện. Bốn ngày trước, cháu nhập viện vì khó thở khi hoạt động
thể lực vừa phải và đánh trống ngực thường xuyên khi có bất kỳ hoạt động nào.
Không phù chi dưới. Không đau ở vùng hạ sườn phải. Không tím tái, không đau
ngực. Không có biểu hiện của các hệ cơ quan
khác.
- Tiền
sử bệnh:
Viêm họng tái phát.
- Tiền
sử gia đình:
hôn nhân không cận huyết thống, không có tình trạng bệnh tương tự trong gia
đình.
- Tiền
sử phát triển:
Vận
động:
(bình thường), đi khi 16 tháng tuổi.
Tinh
thần:
(bình thường), hiện đang học tiểu học.
- Tiền
sử tiêm chủng:
Tiêm đầy đủ theo lịch
- Tiền sử dinh dưỡng: Dinh dưỡng bình thường.
- Tiền
sử sản khoa:
Không có gì đặc biệt.
Khám
bệnh
Khám
tim mạch:
Nhìn
Sờ
- Vùng
trước tim không phồng
- Ngực không có sẹo
- Không giãn tĩnh mạch
- Không
biến đổi sắc tố da.
- Mỏm
tim sờ thấy tại KLS 6 ngoài đường giữa đòn, khu trú, tăng động, rung miu tâm
trương (tâm thất trái ++)
- Nhìn
và sờ được mạch đập trên xương ức
- Không
nhìn thấy mạch đập thượng vị hay các mạch đập khác
Gõ
- Bờ
trên gan tại KLS 5
- Không
thấy vùng đục bên phải xương ức hay bên ngoài mỏm tim
Nghe
- T1
tăng, nhịp tim tăng, T2 bình thường
- Nhịp
ngựa phi
- Tiếng
thổi nhẹ toàn thì tâm thu độ 4 trên mỏm tim, lan lên nách
- Tiếng
thổi nhẹ đầu tâm trương ở vùng động mạch chủ số 2
- Không
có các âm thanh khác.
Chẩn
đoán
Bệnh
thấp tim, phì đại tâm thất trái, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ, suy
tim.
EmoticonEmoticon