Thăm khám lồng ngực trong nhi khoa

Thăm khám lồng ngực là một trong những khâu mấu chốt trong khám lâm sàng hệ hô hấp và cần được nắm vững sớm nhất có thể. Cũng giống như với các hệ cơ quan khác, việc khám tuân thủ trình tự cơ bản: nhìn, sờ, gõ, nghe. 









I.Tiền sử

Bệnh hiện tại



1. Ho khan

  • Các yếu tố kích thích
  • Các yếu tố làm dịu
  • Sự khác biệt trong ngày (ví dụ hen nặng lên vào sáng sớm).

2. Khạc đờm

  • Số lượng (rất nhiều đờm trong bệnh mủ của phổi)
  • Mùi

3. Ho ra máu

Ho ra máu
Nôn ra máu
Tiền sử bệnh hô hấp
Tiền sử bệnh đường tiêu hóa
Máu đỏ tươi
Máu màu nước trà
(axit hematin)
Liên quan tới ho
Liên quan tới nôn
pH kiềm
pH axit


4. Khó thở

  • Khi nghỉ ngơi hay khi hoạt động.
  • Các yếu tố kích thích hay làm dịu

5. Thở rít

  • Tiếng thở rít liên tục (hít phải vật lạ) hay thành cơn (hen).

6. Các triệu chứng thực thể

  • Sốt về đêm
  • Ra mồ hôi về đêm
  • Chán ăn
  • Sụt cân

7. Tím tái

  • Kết hợp với ngón tay dùi trống

8. Các triệu chứng hướng về các hệ cơ quan khác


II.Khám bệnh



I.Nhìn

1. Hình dáng lồng ngực

  • Quan sát cử động của lồng ngực khi thở
  • Tìm các dấu hiệu suy hô hấp (co rút cơ liên sườn, hạ sườn và trên xương ức)
  • Lồng ngực hình ức gà, hình phễu (còi xương)
  • Rãnh Harrison (rãnh lõm ở phần dưới lồng ngực nơi cơ hoành bám vào xương sườn)
  • Chuỗi hạt cườm (còi xương).



2. Sự cân đối của lồng ngực

  • Tìm dấu hiệu lồng ngực không cân đối
  • Nếu lồng ngực không cân đối:   
      - co rút (xơ phổi hay xẹp phổi)
      - phồng lên (khí phế thũng, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi).
  • Phân biệt: bên bất thường là bên không di động 

3. Sẹo, tĩnh mạch giãn, biến đổi sắc tố da 

II.Sờ

Vị trí trung thất (nhìn và sờ)

Khí quản

Bình thường, khí quản nằm chính giữa hay lệch nhẹ sang phải. Khí quản lệch là dấu hiệu tâm thất lệch về một bên. Nguyên nhân có thể là:
  • Tràn khí màng phổi: một lượng lớn khí trong màng phổi đẩy phổi xa khỏi thành ngực
  • Tràn dịch màng phổi: một lượng lớn dịch trong màng phổi đẩy phổi xa khỏi thành ngực,
  • Xẹp một thùy hay xẹp toàn bộ phổi, kéo khí quản lệch về phía phổi bị bệnh

 Xác định vị trí khí quản: so sánh khoảng cách giữa khí quản và các cơ ức chũm hai bên. 



Mỏm tim
  • Vị trí mỏm tim có thể giúp xác nhận hay loại trừ hiện tượng lệch trung thất. Dấu hiệu này không có giá trị trong chứng tim to.
  • Xác định vị trí mỏm tim như trong khám lâm sàng tim.
Nguyên nhân lệch trung thất
  • Lệch về cùng bên: xơ phổi hay xẹp phổi
  • Lệch về bên đối diện: tràn dịch hay tràn khí màng phổi.

III.Gõ
  • Gõ ở các khoang liên sườn, liên tục so sánh bên phải và bên trái trong khi di chuyển từ trên xuống dưới phổi.
  • Gõ nhẹ nhàng

Vị trí gõ phổi ở thành sau ngực.

- Thành trước ngực: bắt đầu từ xương đòn tới KLS 6 
                                       (ngoại trừ KLS 4, 5 trái)

- Thành bên ngực: bắt đầu từ KLS 4 đến KLS 8

- Thành sau ngực: từ đỉnh xương bả vai tới KLS 10

IV. Nghe




* Âm phế quản

  • Âm phế quản là tiếng thở ống sinh ra khi dòng khí chảy xoáy trong đường hô hấp lớn. Bình thường có thể nghe thấy âm này ở trên vùng thanh quản.
  • Ở người khỏe mạnh, âm phế quản không truyền tới lồng ngực vì bị suy yếu bởi không khí chứa đầy trong các phế nang và nhu mô phổi. 
  • Khi phổi đặc hoặc xơ, âm thanh dòng khí trong phế quản được dẫn truyền tốt hơn tới thành ngực, lúc này ta sẽ nghe thấy âm phế quản thay cho âm phế nang. 




Đọc thêm


Cách khám lâm sàng bộ máy hô hấp

Previous
Next Post »