Mật cây thùa (cây thế kỷ) có nhiều điểm giống mật ong. |
Giáo
sư Ian Paul, Đại học Y Penn State (Mỹ), người dẫn đầu nghiên cứu nhận xét: "Khi
trẻ có các triệu chứng cảm và ho, các bác sĩ nhi khoa thường khuyên cha mẹ duy
trì cho bé uống đủ nước và không dùng thuốc gì, hoặc nhiều nhất là dùng thuốc hạ
nhiệt paracetamol hay ibuprofen. Khi ốm các
bé rất khổ sở, không ngủ được và cha mẹ thì bức bách vì không thể làm gì giúp
con. Rất
có thể cho trẻ dùng một loại ‘giả dược’ có vị ngọt sẽ tốt hơn so với không làm
gì, nhất là so với dùng kháng sinh không cần thiết”.
Ho
là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ phải đi khám bác sĩ. Mặc
dù tại hiệu thuốc có bán các loại thuốc điều trị cảm và ho cho trẻ em nhưng FDA
(Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ) khuyến
cáo không dùng các thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi do chưa đủ cơ sở khẳng định
hiệu quả cũng như một vài lo ngại về tính an toàn trong sử dụng
thuốc. Tại
Mỹ, kể từ năm 2008, đa số các nhà sản xuất thuốc ho và cảm cho trẻ em đã in lời
cảnh báo không sử dụng thuốc cho trẻ dưới 4 tuổi trên bao bì. Tuy
nhiên, khi chưa có phương pháp điều trị hiệu quả chứng ho ở trẻ nhỏ, các bác sĩ
phải chịu sức ép rất lớn từ phụ huynh trong việc kê thuốc kháng sinh, mặc dù các
thuốc này không hiệu quả với virus gây cảm và ho.
Mật
ong từ lâu đã được sử dụng như bài thuốc giân dan trị cảm và ho, năm 2007 nhóm
nghiên cứu của giáo sư Paul đã kết luận mật ong thực sự hiệu quả trong điều trị
chứng ho đêm ở trẻ em trên 1 tuổi. Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi không được khuyến
cáo dùng mật ong vì lo ngại nguy cơ nhiễm botulism, dù nguy cơ này rất
nhỏ.
"Với
trẻ dưới 1 tuổi, chúng ta chẳng có biện pháp gì, và đó là những trẻ khốn khổ
nhất khi bị cảm" - giáo sư Paul chia sẻ. Các
nhà nghiên cứu quyết định thử
nghiệm hiệu quả của mật cây thùa có bán tại các siêu thị ở Mỹ. Loại
mật này
tương đồng với mật ong về độ ngọt, độ quánh và mùi vị.
Nghiên
cứu tiến hành trên 119 trẻ độ tuổi 2 tháng tới 4 tuổi, có triệu chứng ho không
đặc hiệu trong vòng 7 ngày trở xuống. Nghiên cứu loại trừ các bé ho vì bệnh có
thể điều trị như hen, viêm phổi, có tiền sử bệnh phổi hay bệnh mạn
tính. Trẻ
được lựa chọn ngẫu nhiên để chia làm ba nhóm, nhóm 1 dùng một liều mật thùa vị
nho 30 phút trước khi đi ngủ, nhóm 2 dùng nước màu caramel vị nho (giả dược),
nhóm 3 không không điều trị gì.
Phụ
huynh được yêu cầu ghi chép mức độ nặng và tuần suất ho cũng như chất lượng giấc
ngủ của con. Kết quả cho thấy, triệu chứng đã được cải thiện ở tất cả các bé,
tuy nhiên sự cải thiện rõ ràng hơn nhiều ở nhóm được dùng mật thừa hay giả dược
so với nhóm không điều trị gì. Không
có sự khác biệt về tác dụng điều trị của mật thừa và giả dược.
Giáo
sư Ian Paul thừa nhận, giả dược có thể đã gây ảnh hưởng tới phụ huynh chứ không
phải tới trẻ, nhưng việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ như vậy có thể là một
chiến lược tốt. Theo ông, chứng ho (không
do các bệnh có thể điều trị như hen, viêm phổi, hay các bệnh mạn tính) kiểu gì
cũng sẽ tự cải thiện. Điều quan trọng là khi dùng biện pháp hỗ trợ,
trẻ ho
ít đi hoặc cha mẹ cảm thấy con ho ít hơn và không đưa con đi khám bác sĩ, không
yêu cầu được dùng kháng sinh khi không cần thiết nữa.
Nhóm
nghiên cứu kết luận, lời khuyên không phải làm gì, cứ đợi cho bệnh tự khỏi có
thể chưa phải là giải pháp tốt nhất đối với phụ huynh và các bé phải vật lộn với
chứng ho gây mất ngủ.
Thu
Thủy (theo Reuters, NYT, WebMD)
EmoticonEmoticon