Các biến chứng tiềm ẩn ở trẻ sinh ra từ bà mẹ bị tiểu đường

Thai phụ 26 tuổi bị tiểu đường typ 1 từ 11 năm, được bác sĩ sản khoa gửi đến bác sĩ nhi khoa để  thảo luận về những điều có thể xảy ra với em bé của chị sau khi sinh.










Đây là lần mang thai đầu tiên của bà mẹ này. Chị được theo dõi bởi bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết, và kiểm soát tốt đường máu nhờ thường xuyên thử máu và dùng insulin hàng ngày. Thai kỳ không có biến chứng gì khác. Siêu âm sản khoa không phát hiện bất thường nào.

Các nguy cơ cho thai nhi được đề cập bao gồm: rối loạn chuyển hóa, hội chứng suy hô hấp, chứng đa hồng cầu và các dị tật bẩm sinh. Ngoài các thông tin trước sinh thông thường, bà mẹ được tư vấn theo dõi và làm xét nghiệm bổ sung cần thiết, đặc biệt là với các rắc rối tiềm ần về hô hấp, đường máu, canxi máu và chứng đa hồng cầu. Chị cũng được giải thích rằng xét nghiệm và điều trị bổ sung có thể cần thiết nếu phát hiện dị tật bẩm sinh.

Bàn luận

Mặc dù con của các bà mẹ bị tiểu đường thường sinh ra khỏe mạnh nếu được theo dõi tốt trước sinh, các bé vẫn có nguy cơ bị một số biến chứng. Nguy cơ này liên quan tới thời gian, độ nặng và khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường của người mẹ.  

Những thông tin tiền sử quan trọng của người mẹ bao gồm:
  • Tuổi thai
  • Phân loại bệnh tiểu đường
  • Chế độ điều trị đang áp dụng (chế độ ăn, thuốc uống hạ đường máu, insulin…)
  • Mức độ kiểm soát đường
  • Sinh con - thời gian mũi tiêm insulin cuối cùng, lượng dung dịch và loại dung dịch truyền tĩnh mạch trong thời gian cuộc đẻ

Bài học

Có nhiều biến chứng tiềm ẩn ở những trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường:

Nguy cơ trước sinh/khi sinh 
  • Thai chết đột ngột trong quý 3
  • Sinh non, mổ đẻ hoặc đẻ thường
  • Ngạt trong cuộc đẻ
  • Chấn thương thứ phát khi sinh do thai quá lớn. 
Nguy cơ chu sinh  

Tim mạch: Bệnh cơ tim hạn chế (restrictive cardiomyopathy)

Bệnh bẩm sinh: tỷ lệ nói chung tăng 2-4 lần
  • Bệnh tim bẩm sinh: thông liên thất
  • Hệ thần kinh trung ương: vô não, nứt đốt sống, đầu nhỏ 
  • Teo dạ dày ruột (Gastrointestinal atresia)
  • Hội chứng thoái hóa phần dưới cột sống (Caudal regression syndrome)
  • Dị tật đường tiết niệu 
Tăng trưởng: thai quá lớn (cân nặng trên 4 kg) hoặc chậm phát triển trong tử cung 

Một trẻ sơ sinh cân nặng quá lớn, ảnh chụp vài giờ sau sinh. 
- Huyết học: tăng độ nhớt của máu hay đa hồng cầu. Cần xét nghiệm hematocrit máu mao mạch vào 4-6 giờ sau sinh và nếu chỉ số này > 65% thì cần lập tức kiểm tra mẫu máu tĩnh mạch ngoại vi. 

Chuyển hóa 
  • Hạ đường huyết: xuất hiện ở 50% trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường. Máu cuống rốn có thể được gửi đi làm xét nghiệm ngay. Đường trong máu cuống rốn càng cao thì nguy cơ hạ đường huyết trong vài giờ tiếp theo càng lớn. Nồng độ đường máu thường cao nhất vào 1-4 giờ tuổi. Cần theo dõi đường máu vào các giờ 1, 2, 4, 6, 9, 12 và 24 ở trẻ không có triệu chứng. Hạ đường huyết thường là thoáng qua và dễ điều trị bằng glucose đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. 
  • Hạ canxi máu: thường xuất hiện trong 12- 24 giờ đầu và cần được kiểm tra và điều trị tùy theo triệu chứng lâm sàng. 
  • Tăng magie máu: đánh giá tương tự như hạ canxi máu
  • Tăng bilirubin máu: tới 30% trẻ sinh ra từ bà mẹ bị tiểu đường có tăng bilirubin máu trong 3 ngày đầu. 
Hô hấp: thiếu surfactant hay Hội chứng suy hô hấp 

Nguy cơ sau sinh (tăng trong suốt cuộc đời) 
  • Tiểu đường
  • Béo phì 



Previous
Next Post »