Kiến thức cơ bản
Xoắn
tinh hoàn là một trong các chẩn đoán phân biệt của “bìu cấp tính”. Bệnh cần được
xác nhận hay loại trừ ngay từ bước chẩn đoán đầu tiên. Bệnh liên quan tới trẻ
em, bao gồm cả trẻ ở giai đoạn chu sinh, và người lớn. Siêu âm Doppler màu là
phương pháp chẩn đoán ưu
tiên.
Xoắn
tinh hoàn ngoài màng tinh, còn gọi là
xoắn tinh hoàn trước sinh hay chu sinh, xuất hiện trước sinh và khi sinh hay
trong tháng đầu đời. Nguyên nhân là do màng tinh hoàn chưa đủ khả năng gắn cố
định vào thành bìu, khiến độ di chuyển của nó bên trong bìu quá lớn. Khả năng cố
định của màng tinh hoàn sẽ được củng cố vào những tuần đầu sau
sinh.
Xoắn tinh hoàn trong màng tinh xuất hiện ở trẻ lớn và người trưởng thành. Lúc này màng tinh hoàn đã cố định vào thành bìu và chỉ có thừng tinh bị xoắn, màng tinh không bị ảnh hưởng.
Hình
1 - Tinh hoàn bình thường, xoắn tinh hoàn trong màng tinh và xoắn tinh hoàn
ngoài màng tinh.
|
Sau
khi xuất hiện thiếu máu cục bộ 4-6
giờ khả
năng sinh tinh bị tổn thương không hồi phục, và sau 12 giờ đến lượt các tế bào
Leydig chịu trách nhiệm sản xuất tetosterone bị tổn thương.
Phần
lớn các trường hợp xoắn tinh hoàn ngoài màng
tinhxuất hiện trước sinh và không thể cứu được tinh hoàn. Khám lâm
sàng ở trẻ mới sinh phát hiện tinh hoàn cứng hơn bình thường hoặc thấy khối u
trong bìu.
Xoắn tinh hoàn sau sinh là tình trạng cấp tính và cần phẫu thuật ngay. Chẩn đoán phân biệt của khối u sờ thấy trong bìu ở trẻ sơ sinh bao gồm:
Xoắn tinh hoàn sau sinh là tình trạng cấp tính và cần phẫu thuật ngay. Chẩn đoán phân biệt của khối u sờ thấy trong bìu ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- xoắn tinh hoàn ngoài màng tinh
- u tinh hoàn
- thoát vị bẹn có nghẹt hoặc không nghẹt
- tinh hoàn ứ nước
- khối tụ máu tinh hoàn.
Xoắn tinh hoàn ở trẻ lớn hơn và người lớn có biểu hiện lâm sàng khác với xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh. Bệnh nhân lớn thường than phiền về cảm giác đau ở bìu, trong khi trẻ sơ sinh thể hiện các dấu hiệu hay triệu chứng lan tỏa không đặc hiệu, chẳng hạn như quấy khóc. Các dấu hiệu cục bộ như phù nể, đỏ và đau ở bìu cũng xuất hiện ở trẻ lớn.
Điều trị
Phẫu
thuật tức thì là phương pháp điều trị chuẩn trong xoắn tinh hoàn ngoài màng tinh
thời kỳ chu sinh. Tuy nhiên vẫn còn những tranh luận liên quan tới cách xử trí
xoắn tinh hoàn chu sinh ‘đã cũ’ - dao động từ cắt bỏ tinh hoàn tức thì tới điều
trị bảo tồn, dẫn tới teo tinh hoàn.
Luận cứ cho phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn tức thì là tinh hoàn phía đối diện có thể bị tổn thương do cơ thể sản sinh kháng thể kháng tinh trùng. Tuy nhiên, tài liệu y văn cho thấy một số mô có thể sống sót sau xoắn tinh hoàn, kể cả nếu tưới máu không đảm bảo - điều này liên quan nhiều tới các tế bào Leydig.
Luận cứ cho phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn tức thì là tinh hoàn phía đối diện có thể bị tổn thương do cơ thể sản sinh kháng thể kháng tinh trùng. Tuy nhiên, tài liệu y văn cho thấy một số mô có thể sống sót sau xoắn tinh hoàn, kể cả nếu tưới máu không đảm bảo - điều này liên quan nhiều tới các tế bào Leydig.
Cắt bỏ tinh hoàn khi tinh hoàn hoại tử là quy định chuẩn tại bệnh viện của chúng tôi.
Số liệu
- Trong giai đoạn 2008-2013, bệnh viện chúng tôi tiếp nhận 11 trường hợp xoắn tinh hoàn chu sinh, trong đó 8 ca có biểu hiện ngay khi sinh và 3 ca trong vòng 1 tháng đầu đời.
- Ở nhóm đầu, biểu hiện hay gặp nhất khi khám lâm sàng là tinh hoàn cứng và bìu đổi màu, trong khi ở nhóm thứ 2 lại hay gặp các biểu hiện bìu cấp tính (sưng, đỏ và đau).
- Xoắn tinh hoàn xuất hiện ở bên phải (6 trường hợp), bên trái (3 trường hợp) và cả hai bên (1 trường hợp).
- Chẩn đoán ban đầu được đánh giá dựa trên thăm khám lâm sàng của bác sĩ ngoại khoa. Trong tất cả các trường hợp, đã tiến hành siêu âm và phát hiện: mào tinh dầy lên, tinh hoàn không đồng nhất, với vùng tăng âm do hoại tử, tinh hoàn tăng kích thước, giảm hay không có dòng chảy của máu trong siêu âm Doppler, tinh hoàn ứ nước, tinh hoàn ứ nước phía đối diện.
Xử trí ngoại khoa:
- Cắt tinh hoàn bị bệnh và cố định tinh hoàn đối diện (4)
- Cắt tinh hoàn bị bệnh, không cố định tinh hoàn đối diện (5)
- Cắt tinh hoàn hoại tử cả hai bên (2).
Hình
2 - Bé 1 ngày tuổi nghi bị xoắn tinh hoàn trước sinh. Khám lâm sàng thấy bìu phải sưng, đỏ. |
Hình
3 - Siêu âm phát hiện tinh hoàn phải có kích thước lớn và không đồng nhất. |
Hình
4 - Siêu âm Doppler không thấy dòng máu chảy ở tinh hoàn phải. |
Hình
5 - Ảnh chụp trong khi mổ: tinh hoàn phải xuất huyết, |
Hình
6 - ... và hoại
tử
|
Hình
7: Bé sơ sinh 2 ngày tuổi với các biểu hiện bìu cấp tính và nghi xoắn tinh hoàn phải. Siêu âm phát hiện tinh hoàn phải tăng kích thước, âm vang bình thường ở tinh hoàn cả hai bên. Khi mổ thấy xoắn cả hai bên, tinh hoàn phải xuất huyết và hoại tử... |
Hình 8: ...và tinh hoàn trái hoại tử. |
Hình
9: Bé sơ sinh 1 ngày tuổi nghi xoắn tinh hoàn trước sinh. Siêu âm phát hiện tinh hoàn phải tăng kích thước và không đồng nhất, |
Hình 10: ... không thấy dòng máu chảy trên siêu âm Doppler, |
Hình
11: ... và tinh hoàn ứ nước phía đối diện. Đo độ đàn hồi phát hiện cấu trúc bất thường của tinh hoàn phải, liên quan tới những biến đổi hoại tử (phần ngoại vi cứng hơn - màu xanh, phần trung tâm mềm hơn- màu đỏ). |
Hình
12: Ảnh chụp trong mổ: hoại tử ở tinh hoàn phải.
Hình
ảnh đo độ đàn hồi phù hợp với thăm khám lâm sàng
và kết quả trong mổ. |
Kết
luận
- Xoắn tinh hoàn có thể xuất hiện ở thời kỳ chu sinh.
- Chẩn đoán hình ảnh cần xác nhận hay loại bỏ xoắn tinh hoàn, tuy nhiên vẫn còn nhiều bẫy chẩn đoán.
- Siêu âm đo độ đàn hồi có thể rất hữu ích để phát hiện một triệu chứng điển hình - tinh hoàn bị xoắn trở nên cứng hơn.
Nhóm
tác giả P. Bombinski, M. Brzewski, M.
Żerańska
Bệnh
viện Đại học Warszawa
Ba Lan
Xem bản tiếng Anh tại đây.
Xem thêm
New insights into perinatal testicular torsion
Piet
R. H. Callewaert and Philip Van Kerrebroeck, Department
of Urology, University Hospital Maastricht, The Netherlands
Neonatal
extravaginal testicular torsion
Taco Geertsma, Gelderse Vallei Hospital, The Netherlands
Taco Geertsma, Gelderse Vallei Hospital, The Netherlands
EmoticonEmoticon