Bù
nước
-
Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hoặc
gói hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp trẻ mau hồi phục
và giảm thiểu tình trạng mất nước và sụt cân. Mỗi gói ORS lớn cần pha với 1 lít
nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS
II hoặc mỗi viên/gói hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù
nước đã pha nếu quá 24 giờ không uống hết phải bỏ
đi.
-
Trường hợp không có dung dịch oresol có thể nấu nước cháo muối: một nắm gạo, một
nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ đến khi
lọc còn được 5 bát nước cháo (tương đương 1 lít) cho trẻ uống
dần.
- Điều
trị tại nhà nếu trẻ không có biểu hiện mất nước, nghĩa là trẻ tỉnh táo, khóc có
nước mắt, không trũng, uống nước (bú) bình thường, lưỡi ướt. Cho trẻ uống nước
và điện gải nhiều hơn bình thường, có thể dùng các dung dịch pha chế tại nhà
như: oresol, nước cháo muối, nước quả tươi, súp, nước canh.
Lượng
dung dịch bù nước cần cho trẻ uống được tính như
sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi: uống 50 – 100 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ 2 - 10 tuổi: uống 100 – 200 ml oresol sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ > 10 tuổi: uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài
Nếu
trẻ không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước
khác, khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng
nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây. Một số trẻ khi tiêu chảy kèm theo nôn
nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cần cho trẻ uống từng ít
một. Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống
từng ngụm nhỏ.
Nếu
trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống
từng thìa cách nhau 2-3 phút. Trẻ được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động,
da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu
phân sệt và dưới 3 lần mỗi
ngày.
Đưa
trẻ đến khám lại ngay
nếu:
- Đi ngoài rất nhiều lần phân lỏng (đi liên tục)
- Nôn tái diễn
- Trở nên rất khát
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Sốt cao hơn
- Có máu trong phân
Trẻ
cần được khám, điều trị và theo dõi tại cơ sở y tế khi:
- Có dấu hiệu mất nước: trẻ kích thích, khóc không có nước mắt, lưỡi khô, khát (uống nước háo hức), nếp véo da mất chậm.
- Có dấu hiệu mất nước nặng: trẻ li bì, mệt lả, mắt rất trũng và khô, khóc không có nước mắt, nếp véo da mất rất chậm, uống kém hoặc không thể bú được.
Chế
độ dinh
dưỡng
-
Để trẻ không bị sụt cân, cần duy trì chế độ ăn thích hợp. Thức ăn cần mềm và
lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau),
cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 2
giờ.
-
Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường và tích cực
cho trẻ bú mẹ là rất cần thiết. Sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng khi trẻ bị
tiêu chảy vì trong sữa mẹ vừa đủ các chất dinh dưỡng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thu.
Nếu trẻ bú sữa công thức, vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Trong một vài trường
hợp bé bị tiêu chảy do rotavirus có hiện tượng kém dung nạp với đường lactose
trong sữa, nên thay sữa đang bú bằng các loại sữa không có đường lactose theo
chỉ định của bác sĩ. Sau khi hết tiêu chảy, trẻ sẽ uống lại sữa đã uống trước
khi bệnh.
-
Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho
trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ
ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam,
xoài...
- Tránh
dùng các loại thực phẩm có lượng đường nhiều, lượng đạm và các chất điện giải
thấp, các thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng,
rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
-
Tránh sử dụng các dung dịch nước quả công nghiệp, nước có ga gây khó tiêu, đầy
bụng, tiêu chảy tăng và rối loạn các chất điện giải trong cơ
thể.
-
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc như trên rất đơn đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên
do chưa có kiến thức đầy đủ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy số thói quen thường
gặp sau đây có thể gây ra những hậu quả trầm trọng cho trẻ:
- Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác. Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo và gây ra hậu quả là các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.
- Tự dùng kháng sinh: các bà mẹ thường tự dùng kháng sinh điều trị cho trẻ khi trẻ bị tiêu chảy dẫn đến hậu quả là làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, vừa không chữa được bệnh lại dễ dẫn đến ngộ độc thuốc và kéo dài ngày bệnh và giảm khả năng hấp thu của trẻ. Chỉ sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của nhân viên y tế, áp dụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, amip (phân có nhầy máu).
- Kiêng khem: nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, trứng, sữa, cá... Cho trẻ ăn cháo trắng với muối, không cho bú mẹ... gây hậu quả là giảm cung cấp chất dinh dưỡng trẻ không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật, mau chóng kiệt sức, suy dinh dưỡng, khó hồi phục sau bệnh.
- Bù dịch và điện giải không đúng: Hạn chế cho trẻ uống nước vì sợ uống vào lại tiêu chảy nhiều, ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định gây hậu quả là không bù được nước và điện giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng.
TS.BS
Nguyễn Thị Việt Hà
EmoticonEmoticon