Tiêu
chảy cấp là một bệnh rất phổ biến, đứng hàng thứ hai sau nhiễm trùng đường hô
hấp cấp tính ở trẻ em, là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao. Theo thống kê của Tổ
chức Y tế thế giới hàng năm trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ dưới 5 tuổi
mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này trong đó 80% xảy ra ở trẻ dưới 2
tuổi. Đây cũng là nguyên nhân của 2,4 triệu ca nhập viện ở trẻ em dưới 5 tuổi
hàng năm trên toàn thế giới.
Nhiễm
Rotavirus gây tử vong 453.000 trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới mỗi năm và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các nước đang phát triển. Nguyên nhân chính
gây tử vong khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước và điện giải, tiếp theo là suy dinh
dưỡng (SDD). SDD và tiêu chảy tạo thành một vòng xoắn bệnh lý: tiêu chảy dẫn đến
SDD và khi trẻ bị SDD lại có nguy cơ bị tiêu chảy cao, gây ảnh hưởng lớn đến sự
tăng trưởng của trẻ và là gánh nặng về kinh tế đối với gia đình và xã
hội.
Dịch
tễ học
-
Nguồn bệnh: Người và một số động vật như bò, cừu, khỉ, chó.... có thể là ổ chứa
virus. Virus rota có thể gây bệnh trên động vật như khỉ, trâu, bò, cừu, ngựa,
chuột, chó, mèo, thỏ.... chưa trưởng thành và có thể từ đó lây bệnh cho người.
Rota virus ở động vật có thể lây truyền trực tiếp sang người hoặc tái tổ hợp với
các chủng rota gây bệnh trên
người.
-
Lứa tuổi mắc bệnh: Lứa tuổi hay mắc tiêu chảy do Rotavirus là nhóm trẻ từ 6
tháng đến 36 tháng. Nhiễm rota virus có thể gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn nhưng
thường không có triệu
chứng.
Ở
Việt Nam có sự khác biệt về mùa mắc tiêu chảy do rotavirus giữa 2 miền nam bắc.
Tỷ lệ mắc tiêu chảy do virus rota tăng cao vào mùa đông xuân ở miền Bắc, cao
nhất từ tháng 9-11trong khi đó ở miền Nam bệnh không phụ thuộc theo
mùa.
-
Đường lây truyền: Virus rota chủ yếu lây truyền qua đường phân-miệng, ngoài ra
virus có thể lây qua đường hô hấp. Virus rota có thể lây ngoài cộng đồng hoặc
lây chéo trong bệnh
viện.
-
Miễn dịch của cơ thể với Rotavirus: Trẻ dưới 3 tháng ít bị bệnh vì có sẵn kháng
thể của mẹ truyền cho. Các loại kháng thể đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ
gồm
- Kháng thể tiết IgA: có trong sữa mẹ và có thể tồn tại đến 24 tháng do đó trẻ bú sữa mẹ có thể được bảo vệ trước sự tấn công của rotavirus. IgA tiết ở niêm mạc ruột non có vai trò chính bảo vệ chống nhiễm virus rota.
- Kháng thể dịch thể: IgM xuất hiện sớm trong máu đạt nồng độ cao nhất trong giai đoạn cấp tính và giảm dần sau 10 ngày. IgG đạt nồng độ thấp trong giai đoạn cấp và tăng cao trong giai đoạn hồi phục.
Các
yếu tố nguy
cơ
-
Trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ tiêu chảy cao gấp nhiều lần so với
trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú
bình.
-
Ăn bổ sung không đúng cách: cho trẻ ăn thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng, thức
ăn bị ô nhiễm trước và sau khi chế
biến.
-
Nước uống không sạch (không đun sôi hoặc để lâu), hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô
nhiễm.
-
Dụng cụ, tay người chế biến thức ăn bị nhiễm
bệnh.
-
Xử lý chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách, quan niệm phân trẻ em không bẩn
như phân người
lớn.
-
Không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước
khi cho trẻ
ăn…
Triệu
chứng lâm sàng
Rotavirus
gây viêm dạ dày ruột rất đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột của các triệu chứng
tiêu chảy phân nước, sốt và nôn. Triệu chứng thường xuất hiện sau giai đoạn ủ
bệnh 2-3 ngày và kéo dài khoảng 5-7 ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể từ
không triệu chứng đến tiêu chảy mất nước nặng có thể dẫn đến tử vong. Nôn và đi
ngoài phân tóe nước là 2 đặc điểm lâm sàng thường gặp trong viêm dạ dày ruột cấp
do rotavirus mà ít thấy trong các căn nguyên khác. Thông thường trẻ khởi phát
bệnh với triệu chứng nôn và sốt sau đó là tiêu chảy tóe nước nhiều lần trong
ngày có thể kéo dài đến 10 ngày. Phân thường không có nhày máu. Hầu hết những
trẻ phải nhập viện vì tiêu chảy do rotavirus có cả 3 triệu chứng tiêu chảy, nôn
và sốt.
Sốt
là biểu hiện khá phổ biến của trẻ nhiễm Rotavirus. Kết quả từ các nghiên cứu
trong nước và trên thế giới cho thấy hầu như tất cả các bệnh nhân tiêu chảy cấp
do Rotavirus có sốt trong đó gần 50% các trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ ≤
38,5oC. Các triệu chứng thường gặp khác như nôn (100%), biếng ăn (97,67%), khó
chịu (90,7%). Tiêu chảy cấp do Rotavirus là nguyên nhân gây mất nước đứng hàng
thứ 2 sau tả do số lần tiêu chảy trong ngày thường từ 10-20 lần, một số trường
hợp trẻ có thể đi ngoài trên 20
lần/ngày.
Khi
mắc tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng toàn thân của trẻ như suy dinh
dưỡng và các biểu hiện khác. Vì vậy trẻ cần được đánh giá các biểu hiện
sau:
-
Tình trạng dinh dưỡng và thiếu các yếu tố vi lượng:
- Cân
nặng của bệnh nhân giảm khi bị tiêu chảy
- SDD
Protein năng lượng, Marasmus, Kwashiokor
- Thiếu vitamin A, D
-
Sốt và các biểu hiện nhiễm khuẩn kèm theo
-
Nhiễm toan chuyển hóa: thở mạnh, sâu, môi đỏ
-
Thiếu Kali: trướng bụng, liệt ruột cơ năng, loạn nhịp tim, nhược cơ toàn
thân
-
Mức độ mất nước: Căn cứ vào các dấu hiệu mất nước để phân loại mất nước cho trẻ
bị tiêu chảy
- Không
mất nước
- Có
mất nước
- Mất nước nặng
-
Để đánh giá mức độ mất nước của trẻ cần:
- Quan
sát toàn trạng trẻ: trẻ tỉnh táo bình thường khi chưa có mất nước, vật vã kích
thích khi có mất nước hoặc mệt lả li bì khi mất nước nặng
- Khát
nước: cho trẻ uống nước bằng cốc hoặc thìa để đánh giá mức độ khát của trẻ. Trẻ
uống bình thường khi trẻ uống nhưng không thích lắm hoặc từ chối uống khi cho
trẻ nước khi trẻ chưa có biểu hiện mất nước. Trẻ khát nước uống một cách háo
hức, vồ lấy cốc hoặc thìa để uống hoặc khóc khi ngừng cho trẻ uống khi trẻ có
biểu hiện mất nước vừa. Trẻ có thể không uống hoặc uống kém do trẻ li bì khi mất
nước nặng.
- Đánh
giá độ chun giãn của da trẻ bằng cách véo da của trẻ ở vùng bụng theo chiều dọc
cơ thể rồi bỏ tay. Bình thường nếp véo da mất nhanh, khi trẻ bị mất nước mức độ
vừa nếp véo da sẽ mất chậm (dưới 2 giây) hoặc rất chậm (trên 2 giây) khi mất
nước nặng.
- Mắt
trẻ có trũng hơn bình thường không
- Quan
sát xem trẻ khóc có nước mắt không. Khi trẻ khóc to mà không có nước mắt là trẻ
đã bị mất nước mức độ trung bình
- Quan
sát miện lưỡi của trẻ xem có khô không. Miệng lưỡi khô khi trẻ có biểu hiện mất
nước
- Thóp
của trẻ cõ trũng hơn bình thường không với những trẻ còn thóp.
TS.BS
Nguyễn Thị Việt Hà
EmoticonEmoticon