Hôm đầu tiên trong hội
nghị ANZBMS-IFMRS
(Australia and New Zealand Bone and Mineral Society - International Federation
of Musculoskeletal Research Societies) ở Brisbane, tôi được mời nói một bài
plenary về loãng xương ở Á châu, và cái "vision" cho các nghiên cứu trong tương
lai. Bài nói chuyện xem ra được nhiều người chú ý, vì những người đến muộn xin
cái video bài giảng về để xem/nghe tôi nói.
Tôi
tập trung vào chủ đề về ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến loãng xương và
các bệnh mãn tính. Tôi có nhiều dữ liệu nghiên cứu của mình làm với các đồng
nghiệp bên Thái Lan và Mã Lai, nên cũng có "câu chuyện" để nói. Tôi nói rằng
trong tương lai, nghiên cứu về loãng xương phải xem xét đến các bệnh lí liên
quan và liên kết thành một cái tôi gọi là "mạng bệnh" hay diseasome. Vấn đề đặt
ra là dùng các phương pháp bioinformatics để khai thác các public datasets nhằm
tìm các protein, các gen, các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sự liên quan
giữa các bệnh mãn
tính.
Tôi
cũng nói rằng trong tương lai gần, chúng ta phải nghiên cứu "hệ môi trường" (tôi
dịch từ exposome) và tương tác giữa hệ môi trường với hệ gen thì mới hiểu biết
hơn về bệnh loãng xương và hệ quả của nó. "Hệ môi trường" hay exposome là thuật
ngữ mới xuất hiện từ 2005 (từ CP Wild) để chỉ sự phơi nhiễm các yếu tố môi
trường từ lúc mới sinh ra đến lúc già, và các yếu tố này bao gồm ăn uống, lối
sống, ô nhiễm môi trường, kim loại nặng, phytoestrogen, nhiễm trùng, thuốc trụ
sinh. Do đó, tôi nghĩ hệ môi trường sẽ là một hướng đi rất quan trọng trong
tương lai y
học.
Khi
tôi giảng xong và ra ngoài giải lao thì thấy nhiều người đến khen. Chắc là khen
xã giao. Tôi thấy ông bạn ES ở Đại học Melbourne đang đứng đó nhìn tôi cười
cười, tôi đến hỏi "Anh thấy cái nhìn về tương lai của tôi ra sao?" Ông này nổi
tiếng là thẳng như ruột ngựa, nên nói ngay "That was a very thoughtful lecture,
but that was also an intergalactic lecture." Phần đầu là khen, phần sau thì
chẳng khác gì nói "Ngươi nói chuyện trên mây"! Thật ra thì không trên mây chút
nào cả, vì ngày nay, với một vài giọt máu, công nghệ MassSpect có thể phân tích
hơn 1500 "markers" phơi nhiễm môi
trường!
Sau
bài giảng, có một kí giả của tạp chí "The Limbic" mon men đến phỏng vấn. Lan man
một hồi thì qua câu chuyện bà ấy đã đọc trên tờ Guardian. Thế là bà viết một bài
ngắn về câu chuyện tôi kể. Bài mới đăng hai ngày qua, và bà mới báo cho biết. Vì
tạp chí này phải có đăng kí mới đọc được, nên tôi xin phép bà copy về đây cho
các bạn đọc để ... mua vui cũng được một vài trống
canh.
===
http://thelimbic.com/endocrinology/osteoporosis-researcher-honoured-with-highest-academic-award/
Osteoporosis
researcher honoured with highest academic
award
Professor
Tuan Nguyen’s long-standing contribution to osteoporosis research, including the
ongoing Dubbo Osteoporosis Epidemiology Study, has been recognised with a
Doctorate of Science from the University of New South
Wales.
The
doctorate is just the latest in a string of honours for Professor Nguyen, who
leads the Genetic Epidemiology of Osteoporosis laboratory in the Bone Biology
Division of the Garvan Institute of Medical
Research.
It
also represents an enormous lifetime achievement for a man who, as refugee from
Vietnam to Australia in the early 1980s, started his working life as a kitchen
hand with little
English.
Despite
more than 25 years of research into the genetic and lifestyle factors that
contribute to osteoporosis and bone fractures, Professor Nguyen says there is
still much more to learn and
apply.
He
told the limbic that osteoporosis was still
under-recognised and
undertreated.
“A
lot of people still don’t realise how serious it is, but the reality is that
about 20% of women with a hip fracture will die within 12
months.”
“Even
those people with non-hip, non-vertebral fractures have an increased risk of
further fractures and premature
deaths.”
Together
with Professor John Eisman, an endocrinologist at St. Vincent’s Hospital and
founder of the Dubbo Study, Professor Nguyen created the Garvan
Fracture Risk
Calculator.
More
recent effort has been directed towards incorporating genomic signatures into
the
calculator.
Professor
Nguyen’s nominated some of his publications on personalised prediction of
fracture by genetic profiling as perhaps his most important work – read
examples here and here –
but he is also in interested in the so-called
‘exposome’.
“With
all the genetic variants we’ve identified so far, they account for about 10% of
the variation in fracture risk between people. The remaining factors have to be
our exposure to environmental
factors.”
He
also hopes to further understand osteoporosis through its links with multiple
comorbidities – the ‘diseasesome’ – as well as use mobile and big data
technology in adaptive prediction of fracture
risk.
While
Prof Nguyen was not able to return to Vietnam for nearly 18 years, he has since
established a research laboratory at the Ton Duc Thang University and co-founded
the Vietnamese Osteoporosis
Society.
EmoticonEmoticon